Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, để hoạt động quản lí hành chính nhà nước được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì không chỉ đòi hỏi các cơ quan quản lí hành chính nhà nước phải phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với nhau mà còn phải có sự tham gia của các tổ chức xã hội khác. Tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi… Nhận thức được tầm quan trọng của các tổ chức xã hội trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước, làm thế nào để phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức này để hoạt động quản lí hành chính đạt hiệu quả cao nhất. Để trả lời cho câu hỏi này em xin chọn đề tài: “Phân tích vai trò của tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước”.
Bạn đang xem: vai trò của tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước
Do trình độ am hiểu cũng như lượng kiến thức có hạn của bản thân cho nên trong bài làm sẽ còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em kính mong sẽ nhận được những ý kiến phê bình và nhận xét của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn đã ân cần giảng dạy trong các tiết học, cũng như giờ thảo luận để giúp em hoàn thành bài tập này.
Danh mục tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Luật hành chính Việt Nam- NXB Công an nhân dân- 2016
- Luật thanh tra 2010
- Khóa luận tốt nghiệp:’Tổ chức xã hội và vai trò của tổ chức xã hội trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật”- Nông Thị Thoa- Đại học Luật Hà Nội 2010
- Luận văn thạc sĩ luật học:” Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước”- Nguyễn Tố Quyên- Đại học Luật Hà Nội- 2014
Lý luận chung
Khái niệm và đặc điểm của các tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đíchtập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động đặc thù phản ánh vị trí, vai trò của mình trong hệ thống chính trị. Mặt khác, các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất định, phân biệt với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế. Các đặc điểm đó là:
Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, sở thích,…
Yếu tố tự nguyện thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được quyền tự do lựa chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó. Không ai có quyền ép buộc người khác tham gia hay không được tham gia vào các tổ chức xã hội nhất định. Yếu tố tự nguyện còn được biểu hiện trong việc kết nạp cũng như khai trừ các thành viên của tổ chức xã hội hoàn toàn do tổ chức xã hội đó và những người muốn tham gia quyết định. Nhà nước không can thiếp cũng như không sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối hoạt động đó.
Phân tích vai trò của tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước
Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia vào hoạt động quản lí nhà nước, chỉ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước. Đặc điểm này của tổ chức xã hội thể hiện rõ tổ chức xã hội không phải là bộ phận trong cơ cấu của bộ máy nhà nước. Nhà nước thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng việc cho phép các tổ chức xã hội được thành lập đồng thời quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lí của chúng. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ này các tổ chức xã hôi nhân danh tổ chức của mình.
Các tổ chức xã hội tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng.
Dù hoạt động của tổ chức xã hội là theo điều lệ hay theo những quy định của nhà nước thì hoạt động của tổ chức vẫn mang tính tự quản. Nhà nước không trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức xã hội. Các hoạt động của các tổ chức xã hội được thực hiện theo điều lệ của tổ chức. Điều lệ của tổ chức do các thành viên trong tổ chức xã hội đó xây dựng thông qua các đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể các thành viên. Điều lệ của hoạt động không được trai với pháp luật và phải được có quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhậm mà nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Đặc điểm này phân biệt tổ chức xã hội với các tổ chức kinh tế
Phân loại các tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội có rất nhiều tên gọi khác nhau. Thông thường tên gọi của các tổ chức sẽ phản ánh dấu hiệu chung nhất và là tiêu chí tập hợp các thành viên trong tổ chức. Từ góc độ này , dựa vào tính chất hoạt động của các tổ chức xã hội, có thể phân chia tổ chức xã hội thành những loại cơ bản sau:
Tổ chức chính trị: Là tổ chức mag thành viên gồm những người cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định.
Các tổ chức chính trị- xã hội: Là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên đại diện cho lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích dành chính quyền.
Các tổ chức xã hội- nghề nghiệp: Là tập hợp tự nguyện của những cá nhân, tổ chức cùng thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, được thành lập nhằm hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp và bảo về quyền,lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Các tổ chức được thành lập theo dấu hiệu riêng: Các tổ chức xã hội này rất đa dạng, phong phú có số lượng nhiều so với các loại tổ chức xã hội khác.
Tổ chức tự quản phục vụ lợi ích công đồng: Là tổ chức được hình thành do nhu cầu của cộng đồng nhằm ổn định an ninh, trật tự tại cơ sở.
Khái niệm về quản lí hành chính nhà nước
Quản lí hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa- xã hội và hành chính- chính trị. Nói cách khác quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành điều hành của nhà nước.
Vai trò của tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước
Vai trò chung của các tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước
Với nhiệm vụ là chỗ dựa chính trị của chính quyền nhân dân ảnh hưởng của các tổ chức xã hội càng mạnh bao nhiêu chính quyền nhân dân càng được củng cố bấy nhiêu. Sức mạnh đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị, giúp nhà nước dễ dàng hơn trong quản lí hành chính nhà nước, quản lí xã hội.
Các tổ chức xã hội là đại diện cho nhiều tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam, không những đại diện cho quần chúng nhân dân thực hiện quyền chính trị mà còn giúp cho từng cá nhân phát huy tích cực năng lực chính trị của mình thông qua việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Sự tồn tại và phát triển của các tổ chức xã hội có vai trò quan trọng đề nhân dân tham gia rộng rãi vào quá trình quản lí nhà nước. Trong quản lí hành chính nói riêng và quản lí nhà nước nói chung, ngoài các cơ quan nhà nước, cá nhân được nhà nước trao quyền còn cho phép các tổ chức xã hội thực hiện hoạt động quản lí. Tuy nhân dân không trực tiếp tham gia vào quản lí hành chính nhà nước nhưng các tổ chức xã hội là đại diện của nhân dân lại có thể thay mặt nhân dân quản lí hành chính nhà nước.
Vai trò riêng của mỗi tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước
Vai trò của tổ chức chính trị
Xem thêm: ca(no3)2 + na2co3
Hiện nay Việt Nam chỉ có một Đảng chính trị được tồn tại và hoạt động hợp pháp là Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động với mục đích chính trị là mở rộng hơn khối đại đoàn kết dân tộc, liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng nhằm đạt mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh.
Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trong từng thời kỳ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong quản lí hành chính nhà nước.
Đảng vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự phát triển, xây dựng và hoàn thiện nhà nước.
Đảng đề ra những quy định và chính sách về công tác cán bộ, phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những Đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với có quan nhà nước, Các tổ chức chính trị- xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội. Hay nói cách khác, Đảng cung cấp nguồn nhân lực cho quản lí hành chính nhà nước.
Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là lãnh đạo mang tính định hướng, tạo điều kiện để quản lí hành chính nhà nước phát triển tốt nhất, đồng thời tạo điều kiện cho các tố chức xã hội khác có cơ sở để chủ động sáng tạo trong tổ chức và hoạt động bằng những công cụ, phương pháp và biện pháp cụ thể của mình.
Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội
Mặt trận tổ quốc Việt Nam: Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ và viên chức nhà nước.
Công đoàn Việt Nam: Tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo về tổ quốc, cùng với cơ quan nhà nước chăm lo bảo về quyền lợi của cán bộ công chức và người lao động.
Hội nông dân Việt Nam: Tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đoàn kết, giáo dục, nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của nông dân, cùng với cơ quan nhà nước tổ chức kinh tế, tổ chức chăm lo và bảo về lợi ích của nông dân, kiến nghị với nhà nước những vấn đè cần thiết trong chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Tập hợp, giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ, tham gia tích tực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội và các đoàn thể quần chúng khác chăm lo bảo về quyền lợi của thế hệ trẻ, đề xuất với Đảng và nhà nước các chính sách, quan điểm phát huy năng lực và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện.
Hội cựu chiến binh Việt Nam: Tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền, phát huy dân chủ góp phần giữ ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng an ninh, tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tích cực vào việc giáo dục thế hệ trẻ tham gia vào các hoạt động đối ngoại của Đảng và nhà nước.
Như vậy, các tổ chức chính trị- xã hội là chỗ dựa của chính quyền nhân dân, với vại trò hội tụ sức mạnh toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị, góp phần ổn định chính trị từ trung ương đến địa phương tạo điều kiện để nhà nước thực hiện việc quản lí hành chính nhà nước, quản lí xã hội.
Vai trò của các tổ chức xã hội- nghề nghiệp
Ngoài những vai trò chung của các tổ chức xã hội với quản lí hành chính nhà nước được nêu ở trên thì các tổ chức xã hội- nghề nghiệp còn một số vai trò đặc thù. Đối với vấn đề giải quyết việc làm, các tổ chức này đảm bảo cho mọi thành viên tham gia hội có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có việc làm. Qua đó hạn chế tình trạng thất nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội, đồng thời giới thiệu những người phù hợp vào từng công việc cụ thể, nâng cao được năng suất lao động. Đối với bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, các tổ chức đã khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm phong cách sáng tác vì mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho các thành viên và cộng đồng dân cư, từ đó nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, hướng dẫn, cổ vũ cái đúng, cái tốt đẹp trong quan hệ giữa người với người, giữa người với xã hội từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, giúp cho việc quản lí hành chính nhà nước được dễ dàng hơn.
Tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng
Các tổ chức tự quản luôn sát cánh cùng nhà nước trong công tác quản lí ở cơ sở, là nhân tố tích cực giúp đỡ các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện tốt hơn chức năng của mình. Cũng như các tổ chức xã hội khác, tổ chức tự quản về nguyên tắc cũng có quyền tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, đặc biệt là trong linh vực mà tổ chức xã hội đó hoạt động. Ngoài ra với mỗi tổ chức tự quản khác nhau lại có những vai trò riêng trong quản lí hành chính nhà nước. Sau đây là một số tổ chức tư quản thường gặp trong cuộc sống:
Tổ dân phố được tổ chức ở phường, thi trấn là một tổ chức tự quản điển hình, với nội dung hoạt động rất phong phú nhằm góp phần giữ gìn trật tự an ninh và phát triển ở địa phương. Điều đặc biệt về cách thức quản lí địa phương của tổ dân phố là căn cứ vào tình hình cụ thể, hoàn cảnh thực tế của địa phương để lựa chọn những biện pháp giáo dục, tuyên truyền, quản lí, phát triển địa phương một cách hiệu quả nhất, phát huy tính sáng tạo trong quản lí hành chính tại cơ sở.
Tổ hòa giải là “tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải” (Khoản 5 Điều 2 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013). Tổ chức hòa giải thực hiện chức năng của mình là thực hiện hòa giải, kịp thời giải quyết các tranh chấp, xích mích nhỏ trong cộng đồng dân cư, giúp nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa, tuân thủ pháp luật giúp cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước được thực hiện một cách tốt nhất ở cơ sở.
Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước với nhiệm vụ “giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở” ( Điều 66 Luận thanh tra 2010. Thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị người có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Như vậy, thanh tra nhân dân với chức năng giám sát và kiến nghị góp phần không nhỏ trong việc đảm bản sự minh bạch của hoạt động của cơ quan nhà nước ở cơ sở, đảm bảo dân chủ cũng như quyền lợi của nhân dân.
Cùng với sự phát triển của đất nước, số lượng các tổ chức xã hội không ngừng tăng lên cho thấy chúng có vị trị, vai trò vô cùng quan trọng trong quản lí hành chính nhà nước, góp phần tích cực tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ngày càng hiệu quả hơn. Để phát huy tối đa vai trò của các tổ chức xã hội, góp phần không nhỏ giúp quản lí hành chính nhà nước ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện ta cần hiểu rõ ảnh hưởng, tác động của tổ chức xã hội đồng thời là nhà nước cần tạo những điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội hoạt động và phát triển.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Phân tích vai trò của tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.
Trân trọng./.
Xem thêm: feso4+bacl2
Bình luận